Nhận thi công vách thạch cao TpHCM ở Quận 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12. Thạch Cao Minh Châu nhận lãnh thầu thi công thạch cao TpHCM giá rẻ cho tất cả các công trình lớn nhỏ tại Tp. Hồ Chí Minh
Cần thi công trần thạch cao hay vách thạch cao liên hệ ngay với Thạch Cao Minh Châu
Sài Gòn hay được gọi là Tp. Hồ Chí Minh bao gồm 24 quận/ huyện là nơi có dân số đông hơn các thành phố lớn khác như Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng…
Với dân số xấp xỉ gần 9 triệu dân, Tp. Hồ Chí Minh đang trở thành trung tâm kinh tế mạnh nhất Việt Nam, do đó không ngạc nhiên khi dân cư các tỉnh thành khác tụ họp về đây
Dân số đông dẫn đến nhu cầu nhà ở ngày một tăng lên, các quận/ huyện đang phát triển như Thủ Đức, Gò Vấp, Bình Chánh, quận 9…có mật độ dân cư tăng cao chóng mặt do được đầu tư cơ sở hạ tầng. Theo đó, nhu cầu khác ở đây cũng tăng lên
Một trong những nhu cầu đó là thiết kế trang trí nội thất với thạch cao, nhiều người vẫn đang tìm kiếm dịch vụ thiết kế thi công trần vách thạch cao tại Tp. Hồ Chí Minh nhưng có quá nhiều cửa hàng thạch cao mọc lên, nên chọn cửa hàng nào?
Cửa hàng nhận thi công thạch cao Tp. Hồ Chí Minh chuyên nghiệp là phải tìm hiểu nhu cầu khách hàng ra sao, theo đó, bạn sẽ biết được khách hàng cần thi công thạch cao với diện tích ra sao cho phù hợp ngôi nhà
Ngoài ra, phần chú ý đặc biệt quan trọng đó là về phong thủy, điều mà chúng ta rất hay bỏ qua khi thi công vách thạch cao TpHCM hay thi công trần thạch cao TpHCM
Phong thủy khi làm trần vách thạch cao cũng không kém quan trọng, bởi nó ảnh hưởng đến gia chủ và các thành viên trong gia đình, điều này bạn không nên bỏ qua nhé
Cùng với chất lượng là giá cả đi kèm, sẽ có những trường hợp báo giá thi công trần vách ngăn thạch cao giá rẻ để nhận lãnh công trình, tuy nhiên, sau đó, cửa hàng thạch cao sẽ tính thêm các phần phát sinh nếu có.
Để tránh tiền mất tật mang, bạn cần tìm hiểu thêm Quy Trình Thi Công Trần Vách Thạch cao nữa nhé.
Các bước triển khai:
1. Duyệt bảng tiến độ và nhân lực trên công trường.
2. Chuẩn bị thi công.
3. Tập kết, Nghiệm thu vật tư cấp vào công trình.
4. Tổ chức thi công tại công trường.
5. Tổ chức nghiệm thu nội bộ và nghiệm thu bàn giao.
6. Tổ chức bàn giao hạng mục công trình đưa vào sử dụng.
Khâu tập kết vật tư phải đảm bảo các yếu tố: Vị trí tập kết cao, khô ráo tránh làm ảnh hưởng tới chất lượng vật tư.
Khâu nghiệm thu vật tư đầu vào giúp khách hàng rõ ràng hơn về chủng loại, số lượng vật tư tránh tuyệt đối sự tra trộn vật tư xấu tốt dẫn đến ảnh hưởng tới chất lượng công trình và uy tín của công ty.
Để chất lượng công trình được đảm bảo tuyệt đối, Minh Châu tổ chức giám sát và nghiệm thu nội bộ từng khâu thi công:
Từ việc treo ti phải đảm bảo kết cấu và lực liên kết, giàn xương phải đảm bảo trên một mặt phẳng, bắn tấm phải đảm bảo ngay ngắn, phẳng mặt và chắc chắn…v..v…
Khi được cán bộ quản lý công trường xác nhận, tổ thợ thi công mới được thực hiện các bước tiếp theo.
Sau khi hoàn thành, tại công trường Minh Châu sẽ cử cán bộ kỹ thuật quản lý công trường, đại diện các tổ thợ tham gia nghiệm thu bàn giao hạng mục công trình đưa vào sử dụng
Khối lượng được đo vẽ, tính toán lại chi tiết theo thực tế thi công. Các vấn kỹ thuật do chủ đầu yêu cầu điều chỉnh sẽ được Minh Châu tiếp nhận và giao cho đại diện các tổ thợ trực tiếp giải quyết. nhằm đảm bảo công trình hoàn hảo, đạt yêu cầu cao về kết cấu và thẩm mỹ.
Quy trình thi công trần thạch cao khung nổi:
– Bước 1: Xác định độ cao trần thạch cao. Lấy dấu chiều cao trần bằng ống nivô, đánh dấu vị trí của mặt bằng trần trên vách hay cột Thông thường nên vạch dấu cao độ ở mặt dưới tấm trần.
– Bước 2: Khung thạch cao (cố định thanh viền tường )
Tuỳ thuộc loại vách sử dụng khoan hay búa đóng đinh dể cố định thanh viền tường vào tường hay vách. Tuỳ theo loại vách sẽ định khoảng cách giữa các lỗ đinh hay lỗ khoan nhưng không được quá 300mm
– Bước 3 – 4: Phân chia trần
Để đảm cân đối bề rộng của tấm trần và khung bao,trần phải được chia thích hợp khoảng cách tâm điểm của thanh chính và thanh phụ có thể là :
610mm x 610mm 600mm x 600mm
610mm x 1220mm 600mm x 1200mm
– Bước 5: Móc
Khoảng cách tối đa giữa các điểm là 1200 hoặc 1220mm, khoảng cách từ vách tới móc đầu tiên là 405mm.
– Bước 6: Thanh dọc (thanh chính )
Thanh dọc được nối với nhau bằng cách gắn lỗ mộng của đầu thanh này với lỗ mộng đầu thanh kia một khoảng cách 610mm hoặc 1220mm.
– Bước 7: Thanh ngang ( thanh phụ )
Thanh phụ được lắp vào các lỗ mộng trên thanh chính đảm bảo kích thước thiết kế ,có 2 loại (610mmvà 1220mm ) hoặc (600mm và 1200mm )
– Bước 8: Điều chỉnh
Sau khi lắp đặt xong cần phải điều chỉnh cho khung ngay ngắn và mặt bằng khung cho thật phẳng.
– Bước 9: Lắp đặt tấm lên khung
Cần phải sử dụng kẹp giữ các tấm trần loại nhẹ, phải có ít nhất 2 kẹp cho mỗi bên và mỗi góc của tấn trần có 1 kẹp.
– Bước 10: Kẹp tường
Dùng kẹp giữ các tấm trần dọc vào tường
– Bước 11: Xử lý viền trần
Đối với sườn trần: Dùng cưa hoặc kéo để cắt
Quy trình thi công trần thạch cao khung chìm:
– Bước 1: Xác định độ cao trần
Lấy dấu chiều cao trần bằng ống nivô, đánh dấu vị trí của mặt bằng trần trên vách hay cột Thông thường nên vạch dấu cao độ ở mặt dưới tấm trần.
– Bước 2: Khung (cố định thanh viền tường )
Tuỳ thuộc loại vách sử dụng khoan hay búa đóng đinh dể cố định thanh viền tường vào tường hay vách. Tuỳ theo loại vách sẽ định khoảng cách giữa các lỗ đinh hay lỗ khoan nhưng không được quá 300mm
– Bước 3: Phân chia lưới của thanh chính
Chọn phương của thanh chính phù với hướng bố trí của các điểm treo, khoảng cách giữa các thanh chính theo sơ đồ hướng dẫn trong phối cảnh
– Bước 4: Móc
Khoảng cách tối đa giữa các điểm treo là 1200mm, khoảng từ vách tới móc đầu tiên là 200mm ( nếu đầu thanh không được bát vít liên kết với vách ) hoặc 400mm ( nếu đầu thanh được bắt vít liên kết với vách ).
– Bước 5:Thanh dọc (thanh chính )
Thanh chính được chọn tuỳ thuộc theo loại mẫu trần chìm
– Bước 6: Thanh ngang ( thanh phụ )
Được lắp vào các thanh chính bằng phụ kiện theo sơ đồ hướng dẫn của mọi loại mẫu.
– Bước 7: Điều chỉnh
Sau khi lắp đặt xong cần phải điều chỉnh cho khung ngay ngắn và mặt bằng khung cho thật phẳng
– Bước 8: Lắp đặt tấm lên khung
Liên kết tấm vào khung bằng vít ,phải siết cho đầu vít chìm vào mặt trong tấm khoảng cách các vít không quá 200mm
– Bước 9: Xử lý mối nối
Các mối nối giữa các tấm trần được sử lý bằng bột trét và băng lưới sợi thuỷ tinh hoặc các loại băng xử lý mối nối. Mối nối sau khi xử lý phải đảm bảo cho mặt bằng trần được phẳng không có gợn. Trác đầu vít bằng bột trét.
– Bước 10: Xử lý viền trần
Đối với sườn trần: Dùng cưa hoặc kéo để cắt
Đối với mặt tấm trần dùng cưa răng nhuyễn hoặc lưỡi dao bén vạch trên mặt tấm trần rồi bẻ tấm trần ra theo hướng đã vạch, dùng dao rọc phần giấy còn lại.
Đọc thêm: Tường vách ngăn thạch cao giá bao nhiêu